Bài tập về tốc độ phản ứng lớp 10

  -  

Kiến Guru xin gửi tới bạn đọc và quý thầy cô bài viết tổng hợp bài tập tốc độ phản ứng có đáp án. Tài liệu này tóm lược đầy đủ, chi tiết nhất các nội dung lý thuyết, phương pháp giải và hệ thống bài tập có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Hóa học sách giáo khoa, giúp các bạn ôn tập, củng cố và chuẩn bị cho các bài thi sắp tới.

Bạn đang xem: Bài tập về tốc độ phản ứng lớp 10

Lý thuyết về tốc độ phản ứng

Trước khi đi vào tìm hiểu phương pháp giải bài tập về tốc độ phản ứng, cùng chúng mình ôn tập các nội dung lý thuyết trọng tâm về tốc độ phản ứng nhé!

1 – Khái niệm

Tốc độ phản ứng là đại lượng biểu diễn độ biến thiên nồng độ của một chất trong các phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Trong đó theo quy ước: nồng độ theo mol/lít, thời gian có thể là giây (s), phút (ph) hoặc có thể là giờ (h)… Tốc độ phản ứng thường được xác định bằng các phương pháp thực nghiệm.

Bên cạnh đó, tốc độ trung bình của phản ứng hóa học là tốc độ biến thiên trung bình nồng độ của một chất trong khoảng thời gian t1 đến t2.

Ví dụ minh họa: Với phản ứng bB dD

Nếu tính tốc độ phản ứng theo chất B: Ở thời điểm t1 chất B có nồng độ mol là C1 (mol/l), ở thời điểm t2 chất B có nồng độ mol là C2 (mol/l).

*
*

2 – Các yếu tố ảnh hưởng

Sau khi đã hiểu được định nghĩa tốc độ phản ứng là gì, hãy cùng ôn tập lại những yếu tố có khả năng tác động đến tốc độ của phản ứng hóa học nhé. Nắm rõ được điều này sẽ hỗ trợ bạn đọc trong quá trình giải các bài tập về tốc độ phản ứng.

Yếu tố đầu tiên tác động đến tốc độ phản ứng là nồng độ của các chất tham gia phản ứng: nếu nồng độ của các chất tăng thì phản ứng sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Một nhân tố đồng thời cũng tác động đến tốc độ phản ứng là yếu tố về nhiệt độ: theo các nghiên cứu và thực nghiệm thì nhiệt độ càng cao, phản ứng đồng thời sẽ diễn ra càng nhanh. Đặc biệt, đối với các phản ứng có sự tham gia của chất khí, khi áp suất tăng cao thì tốc độ phản ứng cũng diễn ra nhanh hơn. Trong khi đó, đối với chất rắn thì diện tích bề mặt tiếp xúc chiếm vai trò quan trọng, có nghĩa là bề mặt càng tăng sẽ kéo theo sự gia tăng tốc độ của phản ứng.

Trong một số phản ứng hóa học đặc biệt có sự tham gia của các chất xúc tác và chất ức chế. Khi đề cập đến vai trò của hai loại chất này, người ta đã chỉ ra rằng: tùy vào loại chất xúc tác, chúng có thể làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không tiêu hao trong quá trình phản ứng, chất ức chế phản ứng là chất làm giảm tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng.

3 – Ý nghĩa thực tiễn

Hãy cùng Kiến Guru đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tốc độ phản ứng có ý nghĩa gì trong thực tiễn? Đây cũng là một nội dung có mặt trong các bài tập tốc độ phản ứng – phần trắc nghiệm, vì vậy cần nắm vững lý thuyết phần này để đạt được điểm số trong các câu hỏi xuất hiện trong các đề thi sắp tới:

Các nhân tố tác động đến tốc độ phản ứng được ứng dụng nhiều trong sản xuất và đời sống. Ví dụ minh họa: So với nấu thức ăn bằng nồi có áp suất thường thì thực phẩm được nấu chín bằng nồi áp suất có tốc độ chín nhanh hơn.

Các dạng bài tập về tốc độ phản ứng

Vừa rồi Kiến Guru đã cùng bạn đọc hệ thống tóm lược các nội dung lý thuyết quan trọng liên quan đến phần tốc độ phản ứng. Sau đây, hãy cùng chúng mình vận dụng những kiến thức vừa rồi để giải các bài tập tốc độ phản ứng hóa học lớp 10 nhé!

Để làm được các bài tập tốc độ phản ứng, trước hết ta cần phân biệt bài tập này thuộc dạng nào và nhớ được phương pháp giải. Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn đọc những cách làm cực hay và dễ vận dụng nhất. Mời các bạn cùng theo dõi:

Dạng 1: Các bài tập về tốc độ phản ứng phần lý thuyết

Với bài tập tốc độ phản ứng hoá học lớp 10 phần lý thuyết gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp bạn đọc ôn tập, biết cách làm dạng bài tập lý thuyết về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn hoá 10.

Bài tập 1: Tại sao trong quá trình làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi nếu cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại dùng thanh củi lớn?

Hướng dẫn giải:

Phản ứng cháy giữa than và củi là những phản ứng của chất rắn (than, củi) với chất khí (chất khí tham gia ở đây là khí oxi trong không khí) là phản ứng dị thể. Do vậy với mục đích tăng tốc độ phản ứng người ta cần tăng diện tích bề mặt. Để tăng khả năng cháy của than và củi người ta tăng diện tích bề mặt của than và củi, khi muốn thanh củi cháy chậm lại người ta dùng thanh củi to để giảm diện tích bề mặt, điều này sẽ gây ra sự cháy với ngọn lửa nhỏ.

Bài tập 2: Giải thích lý do người ta trong quá trình sản xuất thường thực hiện các bước này:

a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang)..

b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 – 950oC để sản xuất vôi sống miệng lò hở.

c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).

Hướng dẫn giải:

a, Với quá trình dùng không khí nén, nóng để thổi vào phản ứng trong lò cao: C + O2(k) → CO2(k) ↑

C+O2(k) → CO (k) ↑

FeO + CO (k) → Fe + CO2(k) ↑

Hiện tượng dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang) làm gia tăng nồng độ khí oxi và tăng nhiệt độ, chính đây sẽ là nguyên nhân để gây ra sự gia tăng tốc độ phản ứng thuận.

b, Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 đến 950 độ C để sản xuất vôi sống miệng lò hở.

Lý giải nguyên nhân người ta sử dụng quá trình này xuất phát từ yếu tố nhiệt độ tác động tới tốc độ của phản ứng hóa học. Bên cạnh đó, trong suốt giai đoạn này người ta để miệng lò hở với mục đích làm giảm áp suất của khí CO2 để chuyển dịch cân bằng.

c, Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng) sẽ làm gia tăng diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu và nhiệt độ cao, tăng tốc độ phản ứng.

Bài tập 3: Lựa chọn đáp án chính xác nhất trong các phương án sau:

A. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.

B. Trong quá trình sản xuất rượu (ancol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.

C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.

D. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B là lựa chọn chính xác. Chất xúc tác (ủ men) sẽ kích thích sự gia tăng phản ứng chuyển hóa tinh bột (cơm) thành rượu (ancol).

Bài tập 4: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

Lựa chọn đáp án chính xác nhất.

A. Đốt trong lò kín.

B. Xếp củi chặt khít.

C. Thổi hơi nước.

D. Thổi không khí khô.

Hướng dẫn giải:

Chọn D. Thổi trong không khí khô sẽ làm gia tăng tốc độ cháy.

Bài tập 5: Xác định câu trả lời đúng

Tốc độ phản ứng của chất khí sẽ giảm khi:

A. Tăng nồng độ chất tham gia

B. Giảm áp suất của chất khí

C. Tăng nhiệt độ

D. Thêm chất xúc tác.

Hướng dẫn giải:

Chọn B: Giảm áp suất của chất khí là phương án chính xác.

Đối với các phản ứng có sự tham gia của chất khí, khi áp suất tăng cao thì tốc độ phản ứng cũng diễn ra nhanh hơn và ngược lại. Do vậy, khi người ta muốn giảm tốc độ phản ứng hóa học của chất khí, người ta sẽ thường lựa chọn phương pháp làm giảm áp suất.

Bài tập 6: Lựa chọn ý kiến đúng trong các ý kiến sau:

Tốc độ phản ứng cho biết:

A. Độ biến thiên nồng độ các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian

B. Mức độ xảy ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học

C. Ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất đến phản ứng hóa học

D. Tổng số độ biến thiên nhanh hay chậm của phản ứng hóa học.

Hướng dẫn giải:

Câu hỏi này đề cập đến khái niệm của tốc độ phản ứng.

Chọn A: Độ biến thiên nồng độ các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian là đáp án chính xác.

Bài tập 7: Đối với phản ứng phân hủy H2O2 trong nước, khi thay đổi yếu tố nào sau đây, tốc độ phản ứng không thay đổi?

A. Thêm MnO2

B. Tăng nồng độ H2O2

C. Đun nóng

D. Tăng áp suất H2

Hướng dẫn giải:

Chọn D tăng áp suất H2 là đáp án chính xác.

Bài tập 8: Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng:

Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.

Xem thêm: Khái Niệm Liên Kết Câu Và Liên Kết Đoạn Văn Đã Học Lớp 9, Liên Kết Câu Và Liên Kết Đoạn Văn Là Gì

Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng?

1 B. 2 C. 3 D. 4

Hướng dẫn giải: Cả 4 ý kiến trên đều là đáp án chính xác Chọn D là câu trả lời đúng nhất.

Dạng 2: Các bài tập về tốc độ phản ứng phần bài tập tính toán

Bài tập tốc độ phản ứng hóa học phần tính toán cũng là nội dung trọng tâm trong các đề thi hóa học. Sau đây, Kiến sẽ cùng bạn tìm hiểu một số dạng bài tập tiêu biểu nhé!

Bài tập 1: Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí)

Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?

Hướng dẫn giải:

Vban đầu = k. 2. = kx2y ( với x, y là nồng độ của X, Y)

Khi áp suất của hệ tăng 3 lần thì nồng độ các chất cũng tăng gấp 3 lần .

⇒ Vsau= k.<3X> 2.<3Y>= k(3x) 2 .(3y)=27kx2y

Kết luận: Như vậy, tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần khi áp suất tăng lên 3 lần.

Bài tập 2: Tốc độ của phản ứng tăng bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200 đến 240 độ C, biết rằng khi tăng 10 độ C thì tốc độ phản ứng sẽ tăng tương ứng 2 lần.

Hướng dẫn giải:

Gọi V200 là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ

Ta có:

V210= 2.V200

V220= 2V210=4V200

V230=2V220=8V200

V240=2V230=16V200

Kết luận: Như vậy tốc độ phản ứng sẽ tăng lên 16 lần khi nhiệt độ tăng từ 200 đến 240 độ C.

Một số bài tập tốc độ phản ứng hóa học lớp 10 sgk

Sau khi đã nắm rõ được các dạng bài tập của phần này, chúng ta cùng áp dụng giải chi tiết một số bài tập tốc độ phản ứng tiêu biểu trong sách giáo khoa Hóa 10 nhé!

Bài 1 (Trang 153 sách giáo khoa Hóa 10) Ý nào trong các ý sau đây là đúng?

A. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng được một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.

B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng mới tăng được tốc độ phản ứng.

C. Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.

D. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Lựa chọn C là đáp án chính xác nhất.

Bài 2 (Trang 153 sách giáo khoa Hóa 10): Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.

Hướng dẫn giải:

Một số thí dụ về loại phản ứng có tốc độ nhanh, chậm:

Phản ứng nhanh: Phản ứng nổ, sự đốt cháy các nhiên liệu (than, dầu, khí đốt), phản ứng giữa hai dung dịch H2SO4 và BaCl2 …Phản ứng chậm: Quá trình lên men rượu, sự gỉ sắt do để lâu ngày trong không khí.

Bài 3 (Trang 154 sách giáo khoa Hóa 10): Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

Hướng dẫn giải:

Các yếu tố tác động đến tốc độ phản ứng bao gồm nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt và chất xúc tác.

a) Phản ứng của nồng độ

Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng

Giải thích nguyên nhân của hiện tượng này:

Điều kiện để các chất có thể phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn.Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng, chỉ có những va chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va chạm có hiệu quả và số va chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng, nên các phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng không giống nhau.

b) Ảnh hưởng của áp suất

Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng

Lý giải nguyên nhân: Áp suất tăng kéo theo đồng thời nồng độ chất khí tăng theo, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ

Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Nhiệt độ gia tăng kéo theo 2 hệ quả sau:

Tăng nhiệt độ làm tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.Tần số va chạm có hiệu quả các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.

d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Nguyên nhân xuất phát hiện tượng này: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước hạt lớn hơn cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

Giải thích: Người ta cho rằng sự hấp thụ các phân tử chất phản ứng trên bề mặt chất xúc tác làm tăng hoạt tính của chúng. Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Bài 4 (Trang 154 sách giáo khoa Hóa 10): Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:

a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).

b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.

c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng)

Hướng dẫn giải:

a) Dùng không khí nén có nồng độ oxi cao và không khí đã nóng sẵn thổi vào lò cao nên tốc độ phản ứng tăng.

b) Lợi dụng yếu tố nhiệt độ (tăng nhiệt độ)

c) Lợi dụng yếu tố diện tích tiếp xúc (tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu)

Bài 5 (Trang 154 sách giáo khoa Hóa 10): Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường.

Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?

a) Thay 6g kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.

b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.

c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phản ứng là

d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu.

Hướng dẫn giải:

a) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng diện tích bề mặt).

b) Tốc độ phản ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).

c) Tốc độ phản ứng tăng.

Xem thêm: Những Loài Thực Vật Kỳ Lạ Nhất Hành Tinh, 13 Loài Cây Kì Lạ Bậc Nhất Trên Trái Đất

d) Tốc độ phản ứng không thay đổi.

Kết luận:

Vừa rồi Kiến Guru đã chia sẻ đến bạn đọc tóm lược lý thuyết và phương pháp giải bài tập tốc độ phản ứng. Hy vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ quá trình ôn luyện cho các bài kiểm tra giữa kì và kỳ thi đang tới gần. Bạn đọc đừng quên theo dõi các chủ đề khác của bộ môn Hoá 10 để nhận được thêm nhiều tài liệu hay ho, bổ ích đến từ nhà Kiến nhé. Chúc bạn học tốt!